Cấu trúc Hải_đăng_Alexandria

So sánh kích thước ngọn Hải đăng của Alexandria cổ đại (PHAROS) giữa hai bài nghiên cứu năm 1909 và năm 2006.

Tài liệu của người Ả Rập về ngọn hải đăng mô tả nó một cách nhất quán mặc dù nó đã được sửa chữa nhiều lần sau những trận động đất, Độ cao được mô tả giao động khoảng 15 phần trăm từ 103 đến 118 m (338 đến 387 ft) với nền vuông 30 nhân 30 m (98 nhân 98 ft).[13]

Lữ khách người Ả Rập Abou Haggag Youssef Ibn Mohammed el-Balawi el-Andaloussi có ghi chép tài liệu chi tiết nhất về ngọn Hải đăng này sau khi du hành tới Alexandria vào năm 1166 AD.[14] Balawi viết về hình dạng và kích thước bên trong ngọn hải đăng hình chữ nhật. Đường dốc bên trong nó được lợp gạch và có bề ngang là 7 shibr (189 cm), cho phép hai kỵ sĩ đi qua cùng một lúc. Đường dốc có là thang cuốn theo hình chiều kim đồng hồ. Ngọn hải đăng có bốn tầng với mười tám, mười bốn và mười bảy phòng trên tầng hai, ba và bốn tương ứng. Balawi viết rằng nền vuông của ngọn hải đăng có mỗi cạnh dài 45 ba (30 m) với đường dốc nối dài 600 dhira (300 m) với bề rộng 20 dhira (10 m). Phần hình chữ nhật có độ rộng 24 ba (16.4 m) và đường kính của phần hình trụ là 12.73 ba (8.7 m). Phần đỉnh của ngọn hải đăng là nhà thờ nhỏ có đường kính 6.4 ba (4.3 m).[15]

Nguồn Ả rập cho rằng ngọn hải đăng được xây dựng từ những khối đá tảng lớn có màu sáng. Tháp có ba phần: phần hình vuông phía dưới; một phần hình tám cạnh ở giữa; phía trên cùng là hình trụ tròn. [16] Al-Masudi chép vào thế kỷ thứ 10 rằng mặt hướng ra biển của ngọn hải đăng có một dòng chữ tôn thờ thần Zeus.[17] Nhà địa lý Al-Idrisi đến xem ngọn hải đăng vào năm 1154 và ghi chép rằng có những lỗ hở trên tường khắp nơi và được trám chì giữa các khối đá xây ở phần hình chữ nhật. Ông tính tổng chiều cao của ngọn hải đăng là 300 dhira rashashl (162 m).[15]

Đỉnh của ngọn hải đăng là một tấm gương phản chiếu ánh sáng mặt trời vào ban ngày, còn ban đêm thì được chiếu sáng bằng một ngọn lửa. Những đồng xu La Mã còn tồn tại được đúc ở Alexandria cho thấy bốn góc của ngọn hải đăng đều có một bức tượng của Triton, và tượng Poseidon hoặc Zeus đứng trên đỉnh.[18]

Những ghi chép sau này về ngọn hải đăng sau trận động đất năm 1303 bao gồm của Ibn Battuta, một học giả và người thám hiểm Maroc đã tới Alexandria vào năm 1326 và 1349. Battuta ghi chép rằng tình trạng hư hỏng của ngọn hải đăng chỉ thấy được ở phần hình chữ nhật và đoạn đường vào. Ông ấy cho biết tòa tháp dài 140 shibr (30.8 m) ở hai bên. Battuta lên kế hoạch chi tiết cho Sultan An-Nasir Muhammad để xây dựng một ngọn hải đăng mới gần địa điểm ngọn hải đăng cũ bị sập, nhưng điều này đã không xảy ra sau cái chết của Sultan vào năm 1341.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hải_đăng_Alexandria http://www.cnn.com/TRAVEL/DESTINATIONS/9711/natura... http://www.earthables.com/first-underwater-museum-... http://www.hillmanwonders.com/ http://www.new7wonders.com/ http://www.platial.com/deisnor/map/1660 http://www.unixl.com/dir/humanities/history/wonder... http://www.wonderclub.com/AllWorldWonders.html http://penelope.uchicago.edu/~grout/encyclopaedia_... http://ce.eng.usf.edu/pharos/wonders/index.html http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Nhin-ra-T...